Thứ Ba, 9 tháng 5, 2023

Văn võ song toàn


Ông Tạ Ngọc Phách (1923 – 2002)

Từ năm 1939, ông tiếp xúc và tham gia làm báo “Người mới” với Trần Mai Ninh ở Hà Nội, tháng 7/1939 bị mật thám Pháp bắt giam và khủng bố. Ông bỏ học và về Thư Điền, ở đây ông được tổ chức giao nhiệm vụ tập hợp thanh niên vào Thanh niên Dân chủ. Tháng 01-1940 vào Đảng CS. 

Tháng 4-1940, ông phụ trách huấn luyện chính trị và quân sự cho đội tự vệ gồm 50 người tham gia bảo vệ xóm làng, bảo vệ cách mạng. Trong cuộc mít tinh lịch sử tại Đông Lang vào 21 giờ ngày 11-10-1940 do Chi bộ Đảng CS Thư điền - Bát Điếu tổ chức, ông diễn thuyết vạch mặt bọn thực dân đế quốc và tay sai phản động, động viên quần chúng nhân dân ủng hộ cách mạng. Tháng 12-1940 ông là Tỉnh uỷ viên dự khuyết, phụ trách Bí thư Tỉnh đoàn thanh niên và được cử làm bí thư phủ uỷ Kiến Xương. Giữa năm 1941, ông bị địch bắt trên đường công tác ở Bát Điếu đưa về gốc cây gạo góc đường rẽ vào nhà. Sau đó địch đưa ông về giam ở Thái Bình. Toà án thực dân kết án ông 15 năm tù khổ sai và đưa về nhà tù Hoả Lò. Cuối năm 1942, ông bị đày đi nhà tù Sơn La. Ở đây ông lại cùng những người cộng sản tiếp tục đấu tranh cách mạng. Đến đầu năm 1944, ông trốn thoát trên đường về Hà Nội để đi Côn Đảo, trở lại hoạt động cách mạng. Từ đây ông hoạt động ở trung ương, gia nhập quân đội. Khi làm chính trị viên khu Hà Nội năm 1946, ông lấy tên là Trần Độ. Ông trưởng thành từ Chính uỷ Trung đoàn đến sư đoàn, quân khu rồi Phó Chính uỷ Quân giải phóng miền Nam; Trung tướng,… Ông là Ủy viên Trung ương Đảng CSVN các khoá III, IV, V và VI; Trưởng Ban Văn hoá – Văn Nghệ Trung ương; đại biểu Quốc hội khoá II, VII, VIII,… Phó Chủ tịch Quốc hội, uỷ viên Hội đồng Nhà nước. Được tặng Huân chương Hồ Chí Minh (1992), hai Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, hai Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng,…
     

Trên đường làng Thư Điền (1988).

Từ khi còn trẻ, ông rất say mê công việc báo chí, văn học nghệ thuật. Ngoài làm báo, ông còn ham mê viết văn, chụp ảnh. Trong suốt hơn 50 năm cầm bút, kể từ những chuyện ngắn viết năm 1947, ông đã viết hàng ngàn trang sách về nhiều thể loại văn học: truyện, ký, hồi ký; tài liệu huấn luyện chính trị và quân sự; bình luận, xã luận và các tác phẩm nghiên cứu về văn hoá. Ông tham gia Hội Nhà văn từ năm 1957. Ông có nhiều tác phẩm đã được xuất bản như: các tác phẩm văn học, nghiên cứu với trên 3000 trang viết.



Lịch sử đảng bộ và nhân dân Tây Giang, 2004 và Nhà văn Thái Bình (1945 – 2005), NXB Hội nhà văn, 2006

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét