Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2023

Đóng góp của dòng họ Tạ trong lịch sử dân tộc từ thế kỷ XVI đến những năm đầu thế kỷ XXI


Thạc sĩ khoa học lịch sử Phạm Thị Thúy


Qua một số sắc phong trên và tài liệu thư tịch khác chúng ta có thể hiểu được truyền thống cách mạng của dòng họ Tạ với những cá nhân tiêu biểu đã tham gia tích cực vào diễn biến chính trị - xã hội, và đã có nhiều chiến công hiển hách được triều đình và hậu thế ghi nhận.

Trong những năm 1936 - 1939, rất nhiều người con họ Tạ đã tham gia vào sự nghiệp cách mạng, gây dựng sự nghiệp cách mạng ở địa phương và đưa sự nghiệp ấy phát triển. Những hoạt động tích cực của các cá nhân họ Tạ đã góp phần rất lớn đưa đến sự ra đời của Chi bộ Đảng Thư Điền năm 1939. Chi bộ Đảng ban đầu có 5 thành viên thì có 2 nhân vật họ Tạ đó là Tạ Xuân Thu và Tạ Thị Câu

Trước và sau Cách mạng tháng 8 - 1945, con cháu họ Tạ làng Thư Điền đã hăng hái tham gia cách mạng và lập được nhiều chiến công lớn, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc. Những tên tuổi lớn của dòng họ Tạ đều đã được nhân dân Thái Bình lưu lại trong sử sách ghi nhớ và biết ơn. Sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc luôn nhiều chông gai và những thế hệ con cháu họ Tạ sau này vẫn tiếp tục sự nghiệp ấy, viết tiếp truyền thống cách mạng vẻ vang của dòng tộc.



Sau khi lập ấp Diêm Điền, gia tộc họ Tạ đã gây dựng được uy tín rất lớn bởi phẩm chất dũng mãnh, tính cách thẳng ngay cùng với nền tảng kiến thức chắc chắn và hiểu biết rộng do được học hành cẩn thận. Chính vì vậy, con cháu trong họ có rất nhiều người nhận được sự tín nhiệm của dân làng, được nắm giữ những chức vụ quan trọng của xã, hết lòng chăm lo đời sống cho nhân dân địa phương.

Các thế hệ sau của dòng họ nhiều người giữ chức vụ quan trọng ở địa phương như Hương lý, Phó lý… Sau này, vào thời kỳ cách mạng, không ít người giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy của Đảng và Chính quyền. Ngày nay, con cháu họ Tạ đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng ở địa phương như chức Bí thư xã, Chủ tịch xã, hay tham gia vào bộ máy lãnh đạo ở địa phương.


Sinh sống trên mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi, nhưng đi kèm với đó cũng không ít thách thức, những người con họ Tạ đã mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người dân Tây Giang. Bằng phẩm chất cũng như tài năng của mình, con cháu Tạ tộc đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của quê hương, đất nước, trong đó có lĩnh vực kinh tế.

Thời kỳ đầu, khi mới lập ấp Diêm Điền cho đến trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Dân di cư chủ yếu là người nghèo, không có tư liệu sản xuất, thiếu vốn nên chủ yếu dùng sức lao động. Đất trồng cấy chỗ chua, chỗ mặn, kinh nghiêm sản xuất lại chưa nhiều, khí hậu, thổ nhưỡng đã đôi lúc làm người dân nơi đây nhụt chí. Nhưng nhờ sự đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau nên người dân Diêm Điền đã nhanh chóng vượt qua khó khăn, tạo dựng cuộc sống.

Cũng như cư dân Diêm Điền nói chung, con cháu họ Tạ làm nhiều nghề khác nhau. Những người có chí lớn, có điều kiện được học hành thành đạt đã thoát ly đi làm việc trong các cơ quan nhà nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Giáo viên, bộ đội, cán bộ giao thông vận tải, cán bộ thương nghiệp…


Từ truyền thống hiếu học của dòng họ Tạ như đã tìm hiểu ở chương 2, có thể thấy rằng dòng họ Tạ đã có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp văn hóa, giáo dục của địa phương. Ngày nay, dòng họ Tạ ở Tây Giang đã có một đội ngũ trí thức đông đảo. Dòng họ Tạ đã thống kê hiện nay có 32 người là nhà giáo đã và đang tham gia giảng dạy trong các trường từ bậc mầm non đến đại học ở địa phương cũng như cả nước. Nhìn chung, theo Gia phả dòng họ đã ghi lại, riêng đời thứ 15 của dòng họ đã có 120 người là cán bộ, viên chức nhà nước, có 1 người là Tiến sĩ; 28 người tham gia quân đội. Có thể nói, họ Tạ là dòng họ đã có sự quan tâm rất lớn đến công tác khuyến học. “Ngay từ cuối năm 2002 quỹ khuyến học của họ Tạ ở Tây Giang đã đóng góp được trên 5 triệu đồng”. Ngày nay các thế hệ nối tiếp của dòng họ đang tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, học tập để xây dựng đất nước, làm rạng danh gia đình và dòng họ.



Có thể nói, trong tiến trình hội nhập, đô thị hóa diễn ra khá mạnh trên đất Tây Giang, một số gia đình không còn quá phụ thuộc vào nền kinh tế nông nghiệp nữa mà thay vào đó là đời sống công nghiệp, dịch vụ… mà ở đó, mỗi cá nhân đều trở nên bận rộn hơn, ít thời gian dành cho họ hàng, làng xóm hơn.


Họ Tạ đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và ngày càng khẳng định giá trị cao đẹp của mình. Để khẳng định giá trị của mình, mọi cá nhân trong dòng họ đã phấn đấu không ngừng trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống của tổ tiên. Những hoạt động như: Lập lại gia phả, trùng tu nhà từ đường, nhà thờ họ, quy tập mồ mả, chấn chỉnh gia phong dòng tộc, nghi lễ thờ cúng… Đều là những hoạt động mang ý nghĩa tích cực để giữ gìn và phát huy truyền thống cao đẹp của tổ tiên.

Để gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của cha ông thì cách tốt nhất là mỗi một cá nhân rất cần ý thức được một cách sâu sắc về những giá trị tốt đẹp đó để từ đó trân trọng và bảo vệ. Không chỉ vậy, các cơ quan quản lý ngành văn hóa cũng cần có thêm những giải pháp nhằm xây dựng và đẩy mạnh hơn nữa phong trào xây dựng đời sống văn hóa, tôn vinh gia đình văn hóa, hỗ trợ phục hồi văn hóa dòng họ, tôn vinh những dòng họ có đóng góp lớn cho xã hội.

Trải qua hơn năm thế kỷ tồn tại và phát triển trên đất Tây Giang, dòng họ Tạ đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của địa phương và của dân tộc. Trên tất cả các phương diện: Kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, dòng họ đều đã khẳng định được vị thế và tầm quan trọng không thể thay thế của mình. Trên quê hương Tây Giang tươi đẹp ngày nay đã chứng kiến những đóng góp lớn của con cháu họ Tạ trong quá trình xây dựng quê hương đất nước. Đặc biệt là những đóng góp trong sự nghiệp chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm cũng như truyền thống của dòng họ mình, con cháu họ Tạ vẫn đang từng ngày ra sức xây dựng quê hương. Có những người là nông dân hàng ngày dãi giầu mưa nắng trên cánh đồng quê hương, cũng có những người là kỹ sư, bác sỹ, giáo viên… nhưng họ cùng chung nhiệt huyết, hăng say lao động làm giàu cho bản thân, làm giàu cho đất nước và làm rạng danh dòng họ. Tuy cuộc sống còn bộn bề lo toan, nhưng con cháu họ Tạ luôn nhớ đến tổ tông, luôn có ý thức hướng về cội nguồn, hướng về dòng họ của mình và đặc biệt không quên tôn tạo, gìn giữ và phát huy những di sản vật chất và các giá trị tinh thần do cha ông, thế hệ đi trước để lại để từ đó răn dạy và trao truyền cho con cháu truyền thống tốt đẹp của dòng họ; giáo dục, động viên, khuyến khích con cháu về lòng tự hào đối với dòng tộc cũng như tình yêu quê hương đất nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét