Thứ Hai, 19 tháng 7, 2021

Họ Tạ



Họ Tạ l. Thư Điền, nay thuộc x. Tây Giang, Tiền Hải.


Vốn ở Lạng Sơn, về Thái Nguyên rồi vào Thanh Hóa, sau đó lại cùng với họ Lê ra lập ấp tại Diêm Điền (t 1895 đổi thành Thư Điền). 


Họ này có truyền thống cách mạng, có nhiều cống hiến trong công cuộc xây dng và bảo vệ đất nước. Thủy tổ là Tạ Đình Ninh có công lập ấp Diêm Điền. 

Đời th ba, Tạ Đình Chiêm là người có học thc, có đức, có tài, đánh giặc có công được phong Điện tiền đô chỉ huy s, tước Đông Khê hầu, là Thành hoàng làng, thờ tại đình Tổ x. Tây Giang, hiện còn 3 sắc phong thần đều ghi quý hiệu là Tạ Quốc Công. 

Đời th 7, Tạ Đình Trật lãnh đạo dân phu đánh giặc, chém được đầu giặc tại trận, được thăng chc Huyện tha h. Thần Khê, hàm Tiến công th lang (sắc năm Cảnh Hưng th 3 - 1742). 

Đời th 8, Tạ Đình Thuần, Đội trưởng Trung Nhuệ quân doanh bảo vệ kinh đô, lập công gi yên xã tắc được thăng Bá hộ (sắc năm Cảnh Hưng th 44 - 1783). 

Đời th 9, Tạ Đình Duyên lãnh đạo đội T Nghĩa, cùng với Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc theo chúa đánh giặc ở Tây Đạo, được ban chc Huyện tha h. Kim Sơn, hàm Tiến công th lang (sắc năm Cảnh Hưng th 16 - 1755)... 

Trước và sau Cách mạng tháng 8 - 1945, con cháu họ Tạ l. Thư Điền đã hăng hái tham gia cách mạng, như Tạ Thị Câu: Tỉnh ủy viên (1939-1940); Tạ Ngọc Lam, tc Trần Văn Khiết: Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban cán s Đảng t. Thái Bình (1941 -1943); Tạ Ngọc Phách, tc Trần Độ: Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Văn hoá Văn nghệ Trung ương, Trung tướng - Huân chương Hồ Chí Minh; Tạ Xuân Thu: Thiếu tướng, Tư lệnh đầu tiên Quân chủng Hải quân - Huân chương Hồ Chí Minh; Tạ Ngọc Giản, tc Vũ Trọng Kiên: Phó Trưởng ban Tổ chc Trung ương, Trưởng ban Tổ chc Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ)... 

Có 8 vị Lão thành cách mạng; 255 đảng viên ĐCSVN; 6 Mẹ Việt Nam anh hùng; 180 người đi bộ đội; 82 Liệt sĩ. Được tặng thưởng 4 Huân chương Độc lập... Nhiều con cháu đã phấn đấu học tập, đạt đến các học vị C nhân, Kỹ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ. 


T đường họ Tạ




Xây dng năm Tân Mùi (1691), trùng tu thời Nguyễn. Kiến trúc 3 tòa, ch “Tam”, xây kiểu cuốn vòm, hồi văn 3 đấu. Tòa Bái đường hiên cuốn giả hiên tây, trên đỉnh đắp 4 ch Hán “Tạ tộc t đường”. Trong Hậu cung, gian chính gia đặt ngai thờ, bài vị cụ tổ Tạ Đình Ninh, ban thờ hai bên đặt bát hương và bài vị các cụ tổ t đời th 2 đến đời th 11. Cổ vật có 4 sắc phong thời Lê phong chc tước cho các vị họ Tạ; bản gia phả ch Hán viết năm 1841 và nhiều hoành phi, câu đối, đại t thời Nguyễn.


Cụm di tích đình Tổ, T đường họ Tạ và Chùa Thư Điền được xếp hạng DTKTNT cấp Quốc gia (1990).

(Từ điển Thái Bình, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2010, trang 396)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét