Chủ Nhật, 4 tháng 7, 2021

Gia phả họ Tạ xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình


Tháng Hai, năm 2010 cuốn “Tài liệu địa chí Thái Bình (tập V)”, sách của Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin đã được phát hành, trong đó cùng với 4 sắc phong chức tước ở nhà thờ họ Tạ và 3 sắc phong thần được lưu trữ tại đình làng Thư Điền xã Tây Giang, cuốn Gia phả họ Tạ đã được giới thiệu nguyên bản. 

Gia phả họ Tạ được viết bằng chứ Hán Nôm qua 4 lần (1841, 1881, 1910, 1932-1975), bản Gia phả được giới thiệu này được chép lại và bổ sung gồm 48 trang do cụ Tạ Ngọc Thâm (tức Lân) làm từ năm 1932 – 1975. Trên cơ sở bản Gia phả được các nhà nghiên cứu ở Trung ương biên dịch thận trọng, chúng tôi đã bổ sung và hoàn chỉnh lại toàn bộ hệ thống Phả hệ trong trang thông tin này với nguyên tắc tập trung vào đời thứ 10 về trước.

Sau đây là phần giới thiệu cuốn Gia phả họ Tạ được công bố trong cuốn “Tài liệu địa chí Thái Bình (tập V)”:



Gia phả họ Tạ xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Tài liệu do Ban Trị sự họ Tạ xã Tây Giang huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình cung cấp



Họ Tạ có nhà thờ (từ đường) được xây dựng năm Tân Mùi (1691), đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Theo nguồn gốc của họ Tạ, thời kỳ đầu các cụ sinh sống ở Lạng Sơn, sau đi về Thái Nguyên, rồi lại vào Thanh Hoá, sau đó cụ tổ họ Tạ và họ Lê cùng rủ nhau ra lập ấp tại làng Diêm Điền (sau đổi thành làng Thư Điền), nay thuộc xã Tây Giang, huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Từ đường họ Tạ Thư Điền được xây tại xã Tây Giang. Con cháu họ Tạ hiện nay đang có từ đời thứ 12 đến đời thứ 17, 18, sinh sống chính ở làng Thư Điền xã Tây Giang, làng Diêm Trì, Lũ Phong xã Tây Phong, … và các tỉnh khác trong cả nước. Con cháu họ Tạ từ đời này qua đời khác, nhiều người có học, có cống hiến nhiều công sức vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt đời thứ ba có cụ Tạ Đình Chiêm tức Đồng là con thứ hai của cụ Tạ Đình Đô là người có học thức, có đức, có tài, có sức khoẻ được nhà Vua tín nhiệm cử đi sứ sang Tây Vực. Cụ Chiêm có công dẹp giặc được phong chức Điện tiền đô chỉ huy sứ và tước Đông Khê hầu cùng bốn chữ “Trung Hưng Dực Bảo”. Cụ là vị tướng văn, võ song toàn, là người có công và có chức tước cao nhất ở địa phương lúc bấy giờ. Sắc phong của triều đình đều ghi quý hiệu “Tạ Quốc Công”. Cụ Tạ Đình Chiêm đã được làng tôn thờ là Thành hoàng làng. Vào thời kỳ các năm chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội, con cháu họ Tạ noi gương các cụ đời trước đã phấn đấu học tập, công tác, đã được Đảng và Nhà nước phong các chức vụ như : Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương, Phó ban Tổ chức Trung ương, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), Thứ trưởng, Thiếu tướng, Trung tướng quân đội và nhiều con cháu học hành đỗ đạt đến các học vị Cử nhân, Kỹ sư, Tiến sĩ,…

Bản dịch nghĩa:

Từ một kinh qua vạn ức yên

Gia phả ghi chép thọ truyền kỳ

Hậu thế lưu truyền cổ đến kim

Chi phái tiếp nguồn con cháu tổ tiên

Sáng sủa nguy nga sơn hải địa

Tước danh xán lạn sáng đêm ngày

Xưa nay nối đời vân nhưng nhĩ

Cúi đầu nhìn lại giữa kỳ liêu nhiên



Cháu đời thứ mười: Nhị trường, Hương thân, Tổng giảng, Tạ Ngọc Nhuận (Suý) hiệu Thanh Hiên, biên soạn lần đầu tiên (1841).

Cháu đời thứ mười: Nhị trường, Văn hội trưởng, hiệu Ôn Như (Tạ Kim Tiệp), biên soạn lần thứ hai (1881).

Cháu đời thứ mười một: Nhất trường, Văn hội trưởng, Hương giáp chỉ Tạ Ngọc Điền (Điến) hiệu Ngọc Hiên, biên soạn lần thứ ba (1910).

Cháu đời thứ mười hai: Tạ Ngọc Thâm (Lân) thừa lệnh bản tộc, soạn lần thứ tư (tháng Giêng triều Bảo Đại thứ 7: 1932).

Hữu Ôn Như Đường cẩn thức.



Ngày làm tháng Giêng năm Tỵ

Chi trưởng trường lưu giữa trời đất, là người Gián Bích, Tư khả huyện Phụng Kính. Khởi tự năm Tự Đức thứ 34, các thế hệ anh em nối tiếp nhau. Nay nhân khi có thời gian xin chép lại Gia phả họ Tạ để khảo đính nguồn gốc những sự phát triển của các chi phái. Năm ngoái, tôi cùng với anh thứ ba cùng nhau khảo cứu nguồn gốc dòng họ. Những sự chia rẽ các chi phái diễn ra khá mạnh, không có nguyên tắc để phân chia.

Đến đời tôi là 5 đời mọi nghi lễ đều không thay đổi. Nguồn cội họ Tạ đã quy định cho đời sau, tiết Đông chí tế thuỷ tổ ngoài ra tiết Lập xuân có nghi lễ tế tiên tổ…

Nhà thờ họ Tạ thôn Thư Điền


Lời nói đầu bản gia phả

Nghĩ như : Mọi vật gốc tự đất trời, mà hoá sinh không dứt ; người ta gốc tự tổ tôn mà hoá sinh không cùng. Tôn phái của người ta cũng như mọi vật của trời đất.

Họ ta từ khi gây dựng vun đắp đến nay, con con cháu cháu như cây có ngàn cành muôn lá, như nước có lắm lạch nhiều sông, sự phồn diễn thịnh đại há chẳng ghi chép lấy để lưu truyền mãi mãi về sau ru?

Tôi là cháu xa đời, tìm tòi trên chín, mười đời nguyên lưu chi phái, thế hệ trước sau, ghi chép vào một bản gọi là Gia phả. Ôi ! nhà có bản Gia phả cũng như trời có nhật nguyệt tinh tú, đất có sông núi cỏ cây vậy. Dưới ngàn muôn đời trông thấy hình ảnh của trăng sao, sông núi cỏ cây thì biết nguyên lưu của họ ta vẫn còn mãi mãi ở đó, vậy ghi chép lấy. Nay xin có Lời mở đầu.

Ngày tháng mạnh thu năm Tân Sửu là năm đầu của triều Thiệu Trị (tháng bảy âm lịch năm 1841) cháu đời thứ mười: Kinh trúng Nhị trường, kiêm Tổng giảng hiệu là Thanh Hiên (Ngọc Suý) kính soạn.

2 nhận xét:

  1. Không biết họ Tạ này có liên quan đến nhà mình không nhỉ?họ mình vừa lập gia phả xong tính từ khi có gia phả mình là đời thứ 7, đời thứ nhất là cụ Tạ Văn Hồ, cụ bà là Hoàng Thị Tương, cụ sinh vào những khoảng cuối thế kỷ thứ 16 (1780 đến 1795), ai biết thông tin này cho mình biết với nha: SĐT 0974, 198.830

    Trả lờiXóa
  2. Hậu duệ đời thứ 9 tổ tộc là Tạ Phúc Chính xã Văn Tự huyện Thường Tín Hà Nội (Chùa Chiền- Cầu Cống - Quán Đôi) Nhắn tìm hậu duệ đời thứ 2 Tạ Phúc Toàn lưu lạc sang Thái Bình nay định cư ở đâu xin liên hệ về cố hương Xã Văn Tự - Huyện Thường Tín – TP Hà Nội Trưởng họ hậu duệ đời thứ 9 : Tạ Văn Nhừ ĐT: 0984 294 682

    Trả lờiXóa